Làng Việt Kiều Châu Âu, quận Hà Đông, Hà Nội
MEEG - Kitchen Solution

Hướng dẫn sử dụng thiết bị bếp đúng cách

Đăng bởi Lê Thu

Xem nhanh

  1. 1. Các lỗi khi sử dụng thiết bị nhà bếp hay gặp phải
  2. 2. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị nhà bếp, phòng tránh các lỗi hay gặp

Nhà bếp là nơi tập trung khá nhiều các thiết bị điện, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người ngày nay. Việc sử dụng thiết bị bếp đúng cách là điều nên làm đối với người dùng chúng. Xem ngay hướng dẫn quan trọng khi sử dụng các thiết bị bếp trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Các lỗi khi sử dụng thiết bị nhà bếp hay gặp phải

1.1. Bếp từ

- Lỗi bếp từ không nhận nồi nấu: Trong quá trình sử dụng bếp từ, bạn có thể bắt gặp lỗi bếp từ không nhận diện nồi nấu. Biểu hiện là nồi nấu không nóng lên, không được cung cấp đủ nhiệt năng để làm chín thức ăn. Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do chất liệu của nồi nấu không được tích từ nên không phù hợp để sử dụng trên bếp từ. Hoặc do diện tích đáy nổi quá nhỏ, cũng là nguyên nhân dẫn đến bếp từ không nhận diện được nồi nấu. 

- Lỗi bếp từ đang bị quá nhiệt: Lỗi này thường xảy ra do hệ thống tản nhiệt của bếp từ có vấn đề. Trong đó, quạt tản nhiệt bên dưới bếp bị hỏng không hoạt động hoặc hoạt động yếu nên không đáp ứng đủ yêu cầu tản nhiệt cần thiết. Điều này dẫn đến bếp từ bị quá tải nhiệt và tự động tắt bếp khi đang trong quá trình đun nấu. 

- Lỗi bếp từ đang có nguồn điện quá mạnh: Xảy ra khi nguồn điện cung cấp cho bếp từ cao hơn rất nhiều so với quy định của nhà sản xuất. Thường nguồn điện của gia đình lớn từ 260V trở lên sẽ khiến bếp xảy ra lỗi này. 

- Lỗi bếp từ đang có nguồn điện quá yếu: Ngược lại với lỗi bếp từ có nguồn điện quá mạnh, lỗi bếp từ có nguồn điện quá yếu xảy ra do nguồn điện cung cấp cho bếp từ không đủ so với yêu cầu của nhà sản xuất. Nguồn điện của gia đình có hiệu điện thế khoảng 170V trở xuống sẽ dẫn tới hiện tượng lỗi này. 

- Lỗi bếp từ bị đứt dây bên trong: Bếp từ các thương hiệu khác nhau đều được lắp đặt các lỗ và khe ở bên cạnh, bên dưới của bếp từ, giúp nhiệt lượng của bếp được tản nhiệt nhanh ra ngoài môi trường trong quá trình đun nấu.Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến mối, mọt, gián có cơ hội chui vào bên trong bếp từ cắn đứt dây, dẫn đến bếp không thể hoạt động như bình thường. 

Hiện nay, bên Meeg bán rất nhiều các mẫu mã bếp từ đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Bếp từ Bosch, bếp từ Hafele, bếp từ Malloca, bếp từ Elica, bếp từ Kaff.....

1.2. Máy hút mùi

- Máy hút mùi gây ồn: do các khớp nối của ống thoát khí cho máy hút mùi chưa đúng. 

- Quạt máy hút mùi có tiếng kêu lạ: Máy hoạt động với công suất lớn khiến máy hút luôn các vật thể vào bên trong hút mùi, gây tiếng kêu lạ. 

- Mùi không được hút hết: Máy dùng lâu ngày dẫn đến công suất máy bị giảm sút, các bộ phận của máy không còn được khỏe như lúc mới mua nữa. 

- Đèn của máy không sáng: Đèn của máy hút mùi đã bị hỏng. 

1.3. Lò nướng

- Lò nướng không hoạt động, mất nguồn: Dây cắm điện của lò nướng bị đứt, hỏng hoặc bị cắm lỏng lẻo, khiến điện không vào được lò nướng. 

- Đèn tín hiệu trên bảng điều khiển không sáng: Do đèn bị cháy hoặc bị lỏng dây nên điện không vào. 

- Đang nướng có khói xuất hiện: Điều này xảy ra với lò nướng của bạn là do khoang lò bị bẩn, dầu mỡ bám đầy nên khi lò hoạt động ở công suất cao, các chất bẩn và dầu mỡ này bị đốt cháy rồi sinh ra khói. 

1.4. Tủ lạnh 

- Hơi nước tạo thành bên trong và bên ngoài vỏ tủ lạnh. Tủ lạnh được đóng không chặt là nguyên nhân chính dẫn đến hơi nước bị tích bên ngoài tủ lạnh.

- Tủ lạnh chạy liên tục không ngừng. Bạn thường xuyên đóng mở cửa tủ lạnh hoặc cho đồ ăn vào tủ lạnh vào nhiều lần trong ngày cũng là nguyên nhân khiến tủ lạnh chạy không ngừng. 

- Tủ lạnh có mùi hôi. Do các loại thức ăn bạn cho vào trong tủ lạnh bảo quản mà không đậy kín hoặc máng nước phía sau tủ bẩn, có nấm mốc gây mùi.

- Tủ lạnh không lạnh. Có thể là do bạn cài đặt nhiệt độ ngăn lạnh lên quá cao, hoặc bộ phận làm lạnh bên trong tủ bị hỏng. 

- Tủ lạnh lâu đông bị đông tuyết: Có thể là do bạn đã để thức ăn quá sát dàn lạnh hoặc tủ lạnh đang hoạt động với nhiệt độ quá thấp. 

 

2. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị nhà bếp, phòng tránh các lỗi hay gặp

2.1. Bếp từ

- Nguồn điện phải đảm bảo đủ từ 190 - 230V để bếp hoạt động ổn định. 

- Dây điện cung cấp nguồn điện phải có khả năng chịu tải phù hợp tải của bếp.

- Việc kết nối điện phải là đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm và ổ cắm để tránh hiện tượng chập chờn nguồn điện cung cấp.

- Không đun nấu bếp ở nhiệt độ quá cao. Nếu thấy hiện tượng bếp nóng bất thường, bạn nên tắt bếp để thiết bị nghỉ trong 30 phút cho hạ nhiệt độ, rồi tiếp tục đun nấu tiếp. 

- Sử dụng đúng loại xoong nồi tích từ để đun nấu trên bếp từ. 

2.2. Máy hút mùi

- Vệ sinh máy hút mùi thường xuyên: Thường xuyên phải lau chùi phần lưới lọc/ tấm lọc vì bộ phận này bị tích nhiều dầu mỡ, bụi bẩn. Tần suất vệ sinh bộ phận này có thể là 2 lần một tháng tùy theo mức độ bám bẩn của nó. 

- Bảo trì máy hút mùi theo định kỳ để máy giữ được tuổi thọ cao: Bạn nên bảo trì máy hút mùi từ 6 - 12 tháng một lần để máy luôn hoạt động ổn định. 

2.3. Lò nướng

- Đặt lò ở vị trí phù hợp. Không nên đặt lò nướng gần bếp gas hoặc các vật dễ bắt lửa như rèm cửa, giấy... Hạn chế để nơi ẩm ướt như cạnh bồn rửa chén để tránh các sự cố về điện và hỏa hoạn.

- Lựa chọn dụng cụ thích hợp. Tránh sử dụng hộp nhựa, hộp xốp, nilon để đựng thức ăn mà nên thay bằng khay, khuôn nướng bằng kim loại như nhôm, gang, inox chịu nhiệt và các loại hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh. Do chất liệu bằng nhựa không chịu được nhiệt cao trong lò nướng dẫn đến dễ phản ứng với thức ăn không an toàn cho sức khỏe. 

- Bật nóng lò trước 5 - 10 phút khi nướng. Điều này khiến nhiệt độ bên trong lò nướng được ổn định trước khi thức ăn được cho vào, món ăn làm ra cũng chín đều, thơm ngon hơn. 

- Vệ sinh, lau chùi lò nướng thường xuyên. Hãy dùng một miếng khăn ướt nhẹ nhàng lau sạch các vết dầu mỡ rơi xuống khoang lò nướng sau khi kết thúc quá trình đun nấu. Với những vết cháy hoặc vết bẩn cứng đầu, tuyệt đối bạn không được dung đầu nhọn của dao hay đồ sắc nhọn để cậy vết bẩn ra, mà cần dùng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc nước rửa chén rồi lau nhẹ nhàng để vết bẩn tan ra. 

2.4. Tủ lạnh 

- Khi đóng tủ lạnh, kiểm tra kĩ xem tủ lạnh đã được đóng chặt hay chưa. Nếu tủ lạnh dùng lâu mà bị hỏng gioăng tủ, nên tay cái mới để đảm bảo nhiệt độ không thoát được ra bên ngoài. 

- Mỗi lần khởi động lại, tủ lạnh cần được cung cấp một lượng điện năng khá lớn. Vì vậy, không nên bật/tắt tủ lạnh thường xuyên và cắm chung ổ cắm với các thiết bị nhà bếp khác để đảm bảo điện năng cung cấp cho tủ lạnh.

- Hạn chế đóng mở tủ lạnh thường xuyên trong ngày, để đảm bảo khí lạnh không bị thoát ra nhiều, tủ lạnh cũng không dùng tốn điện để làm lạnh từ đầu.

- Tủ lạnh chứa đầy đồ ăn thức uống sẽ làm lạnh nhanh hơn tủ lạnh trống. Do đó, không để tủ lạnh bị trống. Nếu bạn không có thực phẩm bỏ vào, bạn hãy để vào vài chai nước trong tủ lạnh. 

- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho ngăn lạnh từ (từ 2 độ C đến 8 độ C), và ngăn đông (từ -22 độ C đến - 2 độ C) là phù hợp. 

- Khi xếp thức ăn vào bên trong tủ lạnh, nhớ đậy kín thức ăn trong hộp hoặc trong màng bọc thực phẩm để mùi thức ăn không bay ra ngoài tủ lạnh. 

Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này của chúng tôi, đã góp phần vào mẹo nhà bếp của bạn, giúp thiết bị nhà bếp gia đình bạn luôn hoạt động ổn định, không hay bị hỏng hóc nhé. 
 

Tags :

ĐĂNG KÝ NHẬN DỊCH VỤ

Cam kết mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật
X
MEEG - Kitchen Solution
Chào mừng
Gửi
Đóng
Liên hệ với chúng tôi !